Nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ và cách chăm sóc tốt nhất
Viêm phế quản là một triệu chứng viêm nhiễm bộ phận phế quản và đường thở của trẻ gây nên những khó chịu đối với trẻ. Trẻ sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị các loại vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể gây nên tình trạng viêm phế quản. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nên các mẹ cần có những hiểu biết chung nhất về tình trạng bệnh này để có thể phát hiện và điều trị một cách sớm nhất cho trẻ. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm về sau cho trẻ nên các mẹ cần chú ý.
-
Nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ và cách chăm sóc tốt nhất
-
Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
-
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả mà các mẹ nên biết
-
Cách điều trị viêm phế quản phổi co thắt ở trẻ em
-
Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi
-
Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản và viêm phổi cho trẻ em hiệu quả nhất tại nhà
-
Những triệu chứng trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi với chế độ ăn và cách chăm sóc các mẹ cần biết
-
Biểu hiện bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ và điều trị hiệu quả nhất
-
Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh khi thời tiết thay đổi mẹ đã biết chưa?
-
Cách điều trị khi bà bầu bị viêm họng mà không cần dùng thuốc
Bài viết liên quan
Mời bạn cùng với giadinh.blog tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc viêm phế quản ở trẻ ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ
Những triệu chứng ban đầu của viêm phế quản là những biểu hiện của chứng bệnh cảm cúm, với những biểu hiện lâm sàng là người mệt mỏi, sổ mũi, ho, thở nhanh kéo dài từ 2-4 ngày.
Sau thời gian dài không có những biện pháp chữa trị virus cảm cúm dứt điểm, bệnh trở nặng hơn khi lan đến bộ phận cuống phổi và phổi. Bé bắt đầu có những biểu hiện nghiêm trọng hơn như thở khò khè, hơi thở ngắn, đứt quãng, ho nhiều kèm theo ho ra đờm, chảy nước mũi và sốt cao dần.
Đỉnh điểm khi viêm phế quản dần biến chứng thành viêm phổi, trẻ nhỏ bắt đầu sốt cao liên tục, ho khan nhiều, khó thở, tim đập nhanh, tím tái và toát mồ hôi lạnh. Trẻ dưới 3 tuổi có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê lâm sàng và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu.
![]() |
Những biểu hiện cần đưa bé đi khám và nhập viện ngay:
- Biếng ăn, bỏ bú.
- Ói nhiều, da vàng vọt hoặc tím tái.
- Khó thở, nhịp thở nhanh hoặc đứt quãng, gặp khó khăn về khả năng hít thở.
- Ho nhiều từ 7-10 ngày không giảm.
- Sốt cao và liên tục không giảm.
2. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ
Là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi do cơ thể vẫn còn khá yếu, chưa tạo đủ kháng thể cho cơ thể.
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường xuất hiện nhiều những khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nhiều, nhiệt độ hạ thấp, chuyển lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, thiếu sức đề kháng. Bên cạnh đó, khi trẻ đang mắc phải những loại cúm thông thường hoặc do suy dinh dưỡng, sức đề kháng thấp, sinh non… cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng viêm phế quản.
![]() |
Từ đó nhiều vi khuẩn, virus như virus cảm cúm, virus Respiratoire Syncytial có cơ hội tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể. Là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, những triệu chứng ban đầu của virus là những chứng cảm cúm, sốt ho thông thường. Tuy vậy khi không được chữa trị kịp thời, những triệu chứng cảm cúm xuất hiện ngày càng nhiều, virus lây lan dần ra đến bộ phận cuống phổi khiến khí quản sưng phồng, tiết dịch nhầy khiến trẻ ho nhiều, thở mệt, biến chứng dẫn đến viêm phế quản, nặng hơn là viêm phổi.
3. Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là chứng bệnh nguy hiểm, cần được khám và chữa trị kịp thời. Những trường hợp bệnh mới ở mức độ nhẹ, nếu được bác sĩ cho phép cha mẹ có thể đưa về điều trị ngoại trú tại nhà và sử dụng liều lượng thuốc, cách thức chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
![]() |
Những lưu ý sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc cho trẻ viêm phế quản tốt hơn:
- Chuẩn bị những món ăn dễ tiêu hóa, không nhiều dầu mỡ, dễ nuốt như cháo loãng, sữa, soup… làm từ các loại rau củ lành tính, kết hợp các loại đạm phù hợp. Không ép, nhồi nhét khi ăn bởi sẽ khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa nhiều hơn.
- Thìa mật ong pha với nước ấm nhẹ cho trẻ uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp trẻ giảm ho dần dần mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy vậy mật ong chỉ dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Làm sạch không gian sinh sống trong nhà, đảm bảo môi trường xung quanh trong lành, không hút thuốc, để khói bụi gần trẻ.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, đồng thời vẫn giữ được không gian có nhiệt độ ổn định, hạn chế việc ủ kín quá nhiều quần áo cho trẻ.
- Trường hợp lặp lại sốt cao, hỏi ý kiến bác sĩ để được sử dụng loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc hạ sốt dạng uống hoặc viên như acetaminophen hay ibuprofen, được nhiều mẹ chọn sử dụng nhiều. Tuy vậy hãy đảm bảo đây là những phương thuốc đã được cho phép bởi bác sĩ.
- Cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, bổ sung lượng nước giúp trẻ thanh lọc cơ thể, lọc thận, phổi.
![]() |
4. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là triệu chứng viêm nhiễm bộ phận phế quản, khu vực đường thở lớn và trung bình ở trong phổi. Tình trạng của viêm phế quản được chia theo 2 mức độ và mãn tính và cấp tính, với những biểu hiện thở khò khè, thường xuyên thấy khó thở, tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi.
![]() |
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là hiện tượng do viêm nhiễm đường thở dưới, khu vực kết nối khí quản và phổi do các loại virus, vi khuẩn có trong môi trường sống gây nên. Ở trẻ nhỏ, viêm phế quản thường khiến các bé ho nhiều, hít thở khó khăn, trong họng có đờm, kèm theo những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, hay la khóc.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về tình trạng viêm phế quản ở trẻ cho các mẹ tham khảo. Không chỉ ở người lớn mới mắc phải tình trạng này mà cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Khi trẻ mắc phải bệnh này sẽ bị ho nhiều, hít thở khó và trong họng lúc nào cũng có đờm. Đặc biệt trong những ngày lạnh thì tình trạng bệnh lại càng dễ xảy ra nên các mẹ cần chú ý. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với giadinh.blog để có thêm những thông tin hữu ích nhất trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ.
-
Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho trẻ
-
Biểu hiện nhận biết trẻ tự kỷ sớm nhất chính xác đến 99%
-
Mách mẹ cách khắc phục khi trẻ biếng ăn hiệu quả nhất
-
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị tốt nhất
-
Sốt bại liệt ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị
-
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả
-
Trẻ bị ho và những điều mẹ cần biết
-
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh
-
Bệnh xuất huyết não ở trẻ gây nên những hậu quả gì?
-
Triệu chứng của trẻ bị bại não thể co cứng và cách điều trị hiệu quả
-
Tiêm phòng sởi cho trẻ và những điều các mẹ cần biết
-
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cha mẹ cần làm gì để nhanh lành bệnh
-
Những điều cần biết về bệnh bạch hầu ở trẻ em
-
Mách mẹ cách điều trị táo bón cho trẻ tại nhà
-
Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
-
Cách trị sẹo thâm mụn bằng gừng tươi đơn giản và hiệu quả cho chị em làn da mịn màng không tì vết
-
Cách làm chả lụa chay kho dứa cho bữa cơm ngày rằm đầu tháng
-
2 cách xào giá đỗ ngon tròn vị dành cho ngày hè
-
Cách làm mứt mận ngon đơn giản tại nhà cho các mẹ bỏ túi
-
Cách làm kem dứa ngon chua lạ miệng nhâm nhi ngày nắng