Bị rối loạn tiêu hoá có liên quan tới bệnh ung thư buồng trứng hay không?
Bị rối loạn tiêu hoá có liên quan tới bệnh ung thư buồng trứng hay không? Với hậu quả nặng nề mà bệnh ung thư này mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết. TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết: với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh.
Bị rối loạn tiêu hoá có liên quan tới bệnh ung thư buồng trứng hay không?
Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có triệu chứng mơ hồ, ở giai đoạn muộn thì mức độ lan tràn của tổn thương có thể gây đau bụng, táo bón, tiểu máu… Bác sĩ Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết ung thư buồng trứng giai đoạn sớm không có triệu chứng đặc biệt. Khi tổn thương đã lan tràn khắp ổ bụng thì tùy theo mức độ lan tràn vào đâu sẽ thể hiện triệu chứng ở đó. Chẳng hạn khi khối u lan vào ruột hay trực tràng gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột… Khối u lan vào bàng quang làm kích thích đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu…
![]() |
Hàng năm thế giới có khoảng 240.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng, 150.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm có chừng 1.200 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn. Tỷ lệ sống 5 năm chỉ khoảng 45%, ung thư buồng trứng là căn bệnh cướp đi nhiều sinh mạng nhất trong các loại ung thư phụ khoa.
Theo bác sĩ Vũ, bệnh tiến triển nhanh, khoảng vài tháng một khối u đã có thể phát triển di căn xa. Hiện vẫn chưa có biện pháp tầm soát thật sự hữu hiệu. Phụ nữ có thể tầm soát, khám sức khỏe định kỳ bằng biện pháp siêu âm bụng chậu, siêu âm qua ngả âm đạo để phát hiện bất thường. Trường hợp nghi ngờ các tổn thương có thể phối hợp các kiểm tra khác để xác định bệnh.
Tiến sĩ Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết điều trị ung thư buồng trứng khá phức tạp. Bệnh nhân tuy đáp ứng cao với điều trị hóa chất ban đầu nhưng phần lớn bệnh sẽ tái phát hoặc tiến triển trong thời gian ngắn. Trên 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn muộn có nguy cơ bệnh tiến triển cao trong vòng 5 năm.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, đến nay các phương pháp kinh điển điều trị ung thư buồng trứng là phẫu thuật hay hóa trị. Gần đây liệu pháp kháng sinh mạch góp phần giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống ở giai đoạn muộn. Khối u từ lúc xuất hiện đến lớn luôn có tình trạng sinh mạch, do đó phương pháp kháng lại quá trình này kết hợp với hóa trị có thể giúp bệnh ổn định trong thời gian nhất định. Liệu pháp này đã được ứng dụng ở Việt Nam trong điều trị ung thư ruột và phổi suốt hơn thập niên qua. Hiện Bộ Y tế đã cho phép áp dụng trong điều trị ung thư buồng trứng và cổ tử cung.
Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giàu nghèo, hiện chưa rõ nguyên nhân nên khó phòng ngừa. Nhóm nguy cơ cao là người có đột biến gen, đột biến tế bào mầm, tiền sử gia đình mắc các ung thư vú, ruột, tuyến giáp, phổi. Nguy cơ cao cũng ở người có buồng trứng hoạt động nhiều, tức là rụng trứng liên tục, có kinh sớm, mãn kinh trễ, không có giai đoạn sinh nở để buồng trứng nghỉ ngơi.
Kết: Với hậu quả nặng nề mà bệnh ung thư này mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết. TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết: với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh. Hiện nay, bệnh ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi, chẩn đoán hình ảnh. Sàng lọc sớm bệnh ung thư giúp phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.
-
Bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm không? Nên đi xét nghiệm ở đâu?
-
Bị thiếu Vitamin D nên ăn gì để bổ sung mà không gây tác dụng phụ?
-
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nên đi khám dinh dưỡng cho bé ở đâu tốt?
-
Khi nào nên làm xét nghiệm Triple Test? Cách đọc kết quả chính xác nhất!
-
Quả Sấu có tác dụng gì? Có thể chế biến thành những món gì?
-
Cách ngâm nước sấu giòn ngon đặc trưng của người Hà Nội
-
Chiều cao cân nặng của bé trai, bé gái như thế nào là đạt chuẩn?
-
Tổng hợp 5 cách tính ngày dự sinh chính xác nhất hiện nay
-
Bà bầu ăn khoai lang tím có tốt không?
-
Bà bầu ăn khoai lang từ tháng thứ mấy là tốt nhất?
-
Ăn khoai lang giảm cân lúc nào là tốt nhất?
-
Giảm cân bằng khoai lang: Hiệu quả nhưng phải đúng cách!
-
Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai chính xác là gì?
-
Phá thai an toàn nhất là ở tuần thứ mấy? Thai bao nhiêu Kg thì phá được?
-
Lịch khám bệnh tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM
-
4 cách làm tăng khả năng thụ thai tự nhiên đơn giản hiện nay
-
9 quan niệm sai lầm về tránh thai phổ biến thường gặp nhất
-
Bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm không? Nên đi xét nghiệm ở đâu?
-
Ăn chuối sáp luộc có tác dụng gì?
-
Cách làm Sữa chua trà xanh mát lạnh đến tận cổ